clock
Đang Tải...
logo
logo

Bế tắc đạt thỏa thuận chung COP29

play video22/11/2024 14:58

– Ảnh: AP.

Hội nghị COP29 ở Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, nhưng các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu.

Dự thảo tuyên bố chung – được công bố vào ngày 21/11 – không đưa ra bất kỳ con số cụ thể nào về mức tài trợ mà những quốc gia giàu có sẽ cung cấp để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang năng lượng sạch và thích ứng với những tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) dự kiến bế mạc vào ngày 22/11, đồng nghĩa với việc thời gian để các bên đi đến sự thống nhất về con số tài trợ cần thiết cũng đang dần hết.

Theo giới truyền thông, bản dự thảo COP29 – dài 10 trang – khiến nhiều đại biểu thất vọng. Dự thảo công nhận rằng các nước đang phát triển cần ít nhất “X tỷ USD” mỗi năm, nhưng con số quan trọng này – vốn là yếu tố quyết định để đạt được thỏa thuận – lại không được nêu rõ trong dự thảo.

Việc không có con số cụ thể đã khiến các nhà đàm phán cảm thấy bế tắc, đặc biệt khi dự thảo nêu 2 quan điểm đối lập rõ rệt. Một bên là các quốc gia giàu có – trong đó có Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ – cho rằng tài chính khí hậu nên bao gồm cả nguồn tài trợ từ các tổ chức tư nhân và những quốc gia đang phát triển như Trung Quốc.

Bế tắc đạt thỏa thuận chung COP29 - Ảnh 1.

– Ảnh: AP.

Bên kia, các nước đang phát triển lại yêu cầu rằng nguồn tài chính chủ yếu đến từ ngân sách chính phủ các quốc gia giàu có và chủ yếu là dưới dạng viện trợ không hoàn lại, thay vì cho vay có thể làm gia tăng nợ công.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 21/11 đã kêu gọi các phái đoàn tại Hội nghị COP29 “làm dịu đi những đường lối cứng rắn” và thỏa hiệp để đạt được thỏa thuận chung. Do vậy trong vài giờ, các nhà đàm phán cần nhanh chóng đồng thuận về 3 vấn đề chính: số tiền cụ thể được cam kết, bao nhiêu trong số đó sẽ dưới dạng viện trợ không hoàn lại và cách thức tài trợ sẽ được thu thập và phân phối.

Các nước đang phát triển – đặc biệt là các quốc gia ở châu Phi, Mỹ Latin và châu Á – từ lâu đã kêu gọi mục tiêu tài chính là 1.300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035. Số tiền này là cần thiết để giúp họ giảm phát thải, xây dựng khả năng thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và thích nghi với những ảnh hưởng ngày càng tồi tệ của tình trạng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, các quốc gia giàu có lại tiếp tục phản đối yêu cầu này và dự thảo hiện tại không đề xuất bất kỳ cam kết nghiêm túc nào.

Theo vtv.vn

CAM NANG CHUYEN DOI SO
SERI KY SU - DOC DAO NUOC TROI
NINH THUAN TAM NHIN VA KHAT VONG
NUI CHUA KHO BAO THIEN NHIEN